Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024
spot_imgspot_img
HomeReviewsTop 8 hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam, hồ chứa nước...

Top 8 hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam, hồ chứa nước lớn nhất

Hồ thủy điện đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và điện. Khám phá Top 8 hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam nhé.

Việt Nam với địa hình đa dạng và một lưới hệ thống sông ngòi phong phú, đã đầu tư mạnh mẽ vào các dự án hồ thủy điện để cung cấp năng lượng cho sự phát triển kinh tế và cải thiện cuộc sống của người dân. Trong bài viết này, hãy cùng Topcongty điểm danh Top 8 hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam nhé.

Sau đây là top 8 hồ thủy điện – hồ chứa nước lớn nhất Việt Nam:

  1. Hồ thủy điện Sơn La; 
  2. Hồ thủy điện Huội Quảng; 
  3. Hồ thủy điện Bản Chát; 
  4. Hồ thủy điện Lai Châu; 
  5. Hồ thủy điện Hòa Bình; 
  6. Hồ thủy điện Quảng Trị; 
  7. Hồ thủy điện Bản Vẽ; 
  8. Hồ thủy điện Đại Ninh.

1. Hồ thủy điện Sơn La – Nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam

Hồ thủy điện Sơn La – Gắn liền với nhà máy thủy điện Sơn La, là hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam hiện nay. Hồ nằm trên sông Đà, tại thị trấn Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Hồ thủy điện Sơn La có vai trò điều tiết lượng nước, phòng chống lũ và sản xuất điện phục vụ nhu cầu của người dân.

Hồ thủy điện Sơn La - Nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam

Những con số đáng chú ý của hồ thủy điện Sơn La là:

  • Mực nước dâng bình thường là: 215 m.
  • Mực nước gia cường: 217 m.
  • Mực nước chết: 175 m.
  • Diện tích hồ chứa: 224 Km2.
  • Dung tích toàn bộ hồ chứa là: 9.26 tỷ m3 nước.
  • Điện lượng bình quân mỗi năm là: 10,2 tỷ KWh.

Với diện tích và dung lượng chứa lớn, hồ thủy điện Sơn La đủ sức cung cấp điện cho các khu vực lân cận. Năm 2023, do nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít, lượng nước tại hồ thủy điện Sơn La cạn kiệt và liên tục giảm xuống thấp hơn mực nước chết. 

Các chuyên gia cảnh báo, nếu tiếp tục duy trì mực nước thấp như hiện tại hoặc giảm thêm nữa sẽ gây ra nguy cơ thiếu nước để sản xuất điện cho nhà máy thủy điện Sơn La. Nếu tình trạng mức nước thấp này còn kéo dài, khả năng cao nhà máy thủy điện Sơn La sẽ phải ngừng hoạt động trong thời gian tới để chờ đến mùa mưa, nước dâng cao trở lại.

2. Hồ thủy điện Huội Quảng – Nhà máy thủy điện có công suất phát điện lớn

Một trong những hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam phải kể đến là hồ Huội Quảng, được xây dựng trên dòng sông Nậm Mu, thuộc 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La. Hồ thủy điện Huội Quảng là hồ chứa có công suất phát điện lớn, thuộc hệ thống bậc thang thủy điện trên sông Đà.

Hồ thủy điện Huội Quảng có vai trò quan trọng trong việc cung cấp đủ điện tiêu thụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân tại hai tỉnh Lai Châu, Sơn La và các tỉnh thành lân cận.

Hồ thủy điện Huội Quảng khởi công xây dựng từ năm 2006, đến tháng 5/2016 thì hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động.

Hồ thủy điện Huội Quảng - Nhà máy thủy điện có công suất phát điện lớn

Thông số hồ thủy điện Huội Quảng: 

  • Mực nước bình quân: 370 m. 
  • Mực nước chết: 366 m.
  • Diện tích mặt thoáng: 870 ha.
  • Hồ chứa có diện tích lưu vực: 2824 Km2.
  • Sản lượng điện sản xuất hàng năm đạt 1904 triệu KWh.

Trên dòng sông Nậm Mu, phía đầu nguồn cách hồ thủy điện Huội Quảng 27 km là hồ thủy điện Bản Chát, nơi đây cung cấp nước liên tục cho hồ Huội Quảng thông qua hệ thống liên hồ. Điều này giúp hồ thủy điện Huội Quảng hoạt động liên tục mà không bị thiếu nước sản xuất điện. 

Tham khảo: Top 10 nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, công suất khủng

3. Hồ thủy điện Bản Chát – Hồ chứa nước thuộc hệ thống thủy điện sông Đà

Hồ thủy điện Bản Chát nằm trên dòng sông Nậm Mu, là một nhánh của hệ thống thủy điện sông Đà, thuộc xã Mường Kim, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu. 

Hồ Bản Chát được khởi công xây dựng từ năm 2006, đến năm 2013 hồ chính thức đi vào hoạt động. Thủy điện Bản Chát có công suất lắp máy là 220 MW, sản lượng điện hàng năm đạt 1158 KWh. 

Hồ thủy điện Bản Chát - Hồ chứa nước thuộc hệ thống thủy điện sông Đà

Một số thông số của hồ thủy điện Bản Chát:

  • Mực nước thượng lưu: 433 m.
  • Mực nước dâng bình thường: 475 m.
  • Mực nước chết: 431 m.

Phía hạ nguồn dòng sông Nậm Mu là hồ thủy điện Huội Quảng, có liên kết với hồ thủy điện Bản Chát. Vào những mùa khô nóng, hồ Huội Quảng sẽ được tiếp nước từ hồ thủy điện Bản Chát để đảm bảo quá trình sản xuất điện diễn ra bình thường và không bị gián đoạn.

4. Hồ thủy điện Lai Châu – Một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam

Hồ thủy điện Lai Châu còn được gọi là thủy điện Nậm Nhùn, được biết đến là một trong những hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam. Hồ thủy điện Lai Châu được xây dựng trên sông Đà, tại thị trấn Nậm Nhùn, huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu. 

Hồ thủy điện Lai Châu có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển điện, cấp nước cho đồng bằng sông Hồng về mùa khô, tạo cơ hội phát triển kinh tế, xã hội cho hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, đảm bảo an ninh quốc phòng cho các tỉnh Tây Bắc.

Hồ thủy điện Lai Châu - Một trong những nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam

Thiết kế hồ thủy điện Lai Châu có gì nổi bật?

  • Mực nước dâng bình thường là 295 m.
  • Mực nước chết: 265 m.
  • Công suất lắp máy là 1200 MW với 3 tổ máy, mỗi tổ 400 MW.
  • Lưu lượng xả: 400 m3/s.
  • Sản lượng điện sản xuất hàng năm: 4.670 GWh 

Hồ thủy điện Lai Châu được thiết kế đặc biệt tỉ mỉ từng chi tiết, đảm bảo công suất hoạt động tối đa, duy trì vai trò quan trọng của hồ.

5. Hồ thủy điện Hòa Bình – Nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á

Thêm một hồ thủy điện thuộc hệ thống thủy điện sông Đà đó là hồ thủy điện Hòa Bình – Một trong những hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung. Hồ thủy điện Hòa Bình có vai trò quan trọng trong việc điều tiết lượng nước ở vùng Bắc Bộ. Thủy điện Hòa Bình được khởi công xây dựng từ năm 1979 với sự hỗ trợ kinh phí và kỹ thuật của Liên Xô. 

Hồ thủy điện Hòa Bình - Nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á

Đặc điểm của hồ thủy điện Hòa Bình là:

  • Mực nước dâng bình thường cao: 117 m.
  • Mực nước gia cường: 120 m.
  • Mực nước chết: 80 m.
  • Diện tích hồ chứa: 208 km2.
  • Dung tích toàn bộ bể chứa: 9,45 tỷ m3 nước.
  • Điện lượng bình quân hàng năm: 8,6 tỷ KWh.

Chức năng của công trình thủy điện Hòa Bình:

  • Sản xuất điện cho hệ thống điện Việt Nam, cung cấp khoảng 27% sản lượng điện cho cả nước
  • Góp phần vào việc phòng chống lũ lụt cho vùng đồng bằng sông Hồng, trong đó có thủ đô Hà Nội. 
  • Cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng hạ lưu.
  • Điều tiết lượng nước sông và đẩy nước mặn ra cửa sông.

Trong những tháng đầu năm 2023, do nắng nóng kéo dài, lượng mưa ít nên hồ thủy điện Hòa Bình cũng đang trong trạng thái cạn kiệt nước và phải hoạt động cầm chừng.

6. Hồ thủy điện Quảng Trị – Hồ chứa nước lớn ở miền Trung Việt Nam

Hồ thủy điện Quảng Trị hay còn gọi là thủy điện Rào Quán, được xây dựng trên sông Rào Quán, tại huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Hồ thủy điện Quảng Trị cũng là một trong những hồ thủy điện lớn nhất tạo Việt Nam, có vai trò quan trọng trong sản xuất điện cho tỉnh Quảng Trị và miền Trung. Ngoài ra, hồ còn cung cấp nước tưới tiêu cho bà con nông dân sản xuất nông nghiệp. 

Hồ thủy điện Quảng Trị - Hồ chứa nước lớn ở miền Trung Việt Nam

Hồ thủy điện Quảng Trị có những đặc điểm gì?

  • Mực nước dâng bình thường là 480 m.
  • Dung tích toàn bộ hồ chứa: 141 triệu m3.
  • Diện tích mặt hồ: 8,61 triệu m2.
  • Đường hầm dẫn nước chính dài 5668,5 m.
  • Điện lượng trung bình hàng năm: 217,4 triệu KWh.
  • Doanh thu trung bình hàng năm: 150 – 200 tỷ đồng. 

Đầu năm 2023, trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn quốc gia đã dự báo về thời tiết cực đoan trong những tháng đầu năm 2023, nắng nóng kéo dài và lượng mưa làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sản xuất điện, điều tiết lưu lượng nước trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thủy điện Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch ứng phó với sự thay đổi của khí hậu, điều tiết nguồn nước thích hợp để đảm bảo phát điện và tưới tiêu nông nghiệp.

Tham khảo: Top 10 những vườn quốc gia đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam

7. Hồ thủy điện Bản Vẽ – Công trình thủy điện lớn nhất miền Trung Việt Nam

Hồ thủy điện Bản Vẽ được xây dựng tại thượng nguồn sông Lam, là công trình thủy điện lớn nhất tại khu vực phía bắc miền Trung Việt Nam và tỉnh Nghệ An. 

Các chức năng chính của hồ thủy điện Bản Vẽ là:

  • Cung cấp điện cho hệ thống điện Việt Nam.
  • Cung cấp một phần điện cho nước bạn Lào.
  • Cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, đẩy mặn.
  • Chống lũ vùng hạ lưu sông Cả.

Hồ thủy điện Bản Vẽ - Công trình thủy điện lớn nhất miền Trung Việt Nam

Những con số chứng tỏ hồ thủy điện Bản Vẽ là một trong những hồ chứa nước lớn nhất Việt Nam là:

  • Chiều cao hồ trên đình: 509 m.
  • Chiều cao đập lớn nhất: 137 m.
  • Mực nước bình thường: 200 m. 
  • Mực nước chết: 155 m.
  • Dung tích hồ chứa nước: 1,8 tỷ m3.
  • Diện tích lưu vực hồ chứa: 8700 km2.
  • Công suất thiết kế: 320 MW.

Cũng như những hồ thủy điện khác, hồ thủy điện Bản Vẽ cũng chịu ảnh hưởng của đợt nắng nóng kéo dài, nguồn nước đang giảm mạnh và tiệm cận với mực nước chết. Nếu tình hình nắng nóng tiếp tục kéo dài và không có mưa thì khả năng cao thủy điện Bản Vẽ cũng sẽ phải ngừng hoạt động cho tới khi có mưa, nước dâng cao trở lại.

8. Hồ thủy điện Đại Ninh – Nhà máy thủy điện lớn 

Nhắc đến những hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam thì không thể bỏ qua hồ thủy điện Đại Ninh, hồ nằm trên , thuộc huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng và huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Thủy điện Đại Ninh thuộc hệ thống bậc thang thủy điện của sông Đồng Nai, đây là dự án thủy điện có cột nước cao 673 m, phát nhiều điện và cung cấp nước cho tỉnh Bình Thuận.

Hồ thủy điện Đại Ninh - Nhà máy thủy điện lớn

Những con số gắn liền với hồ thủy điện Đại Ninh:

  • Hồ chứa nước được hình thành từ 2 đập chính là Đa Nhim, Đa Queyon và 4 đập phụ liên kết với nhau.
  • Dung tích hồ chứa nước: 319,77 triệu m3.
  • Mực nước dâng bình thường: 880 m.
  • Mực nước chết: 860 m.
  • Nước từ hồ chứa được dẫn qua đường hầm xuyên lòng núi dài 11,2 km – Đường hầm dẫn nước thủy điện dài thứ 2 Việt Nam và một đường ống áp lực bằng thép dài 1818 km tới nhà máy phát điện. 
  • Lưu lượng nước thiết kế qua nhà máy phát điện: 55,4 m3/s.
  • Tổng công suất lắp đặt: 300 MW.

Hồ thủy điện Đại Ninh đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất điện, cung cấp nước cho Lâm Đồng, Bình Thuận và một số tỉnh lân cận. 

Top 8 hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam mà Topcongty giới thiệu đến bạn đọc đều là những hồ thủy điện quan trọng tại Việt Nam, đảm nhận chức năng cung cấp nước cho các nhà máy sản xuất điện, sinh hoạt, canh tác nông nghiệp; điều tiết nguồn nước và phòng chống lũ lụt.

Một số câu hỏi liên quan đến hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam

1. Top 8 những hồ thủy điện nào lớn nhất Việt Nam?

Top 8 hồ thủy điện lớn nhất Việt Nam là: Hồ thủy điện Sơn La; Hồ thủy điện Huội Quảng; Hồ thủy điện Bản Chát; Hồ thủy điện Lai Châu; Hồ thủy điện Hòa Bình; Hồ thủy điện Quảng Trị; Hồ thủy điện Bản Vẽ; Hồ thủy điện Đại Ninh.

2. Những hồ thủy điện nào thuộc hệ thống thủy điện sông Đà?

Những hồ thủy điện thuộc hệ thống thủy điện sông Đà là: Hồ thủy điện Sơn La; Hồ thủy điện Huội Quảng; Hồ thủy điện Bản Chát; Hồ thủy điện Lai Châu….

3. Những hồ thủy điện nào có dung tích lớn nhất Việt Nam hiện nay?

Những hồ thủy điện có dung tích lớn nhất Việt Nam hiện nay là: Hồ thủy điện Sơn La; Hồ thủy điện Hòa Bình; Hồ thủy điện Đại Ninh…

Cùng chuyên mục
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Tham khảo thêm