Các tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay với sự đầu tư kỳ công và chi phí khủng đã trở thành biểu tượng của mỗi quốc gia và là yếu tố thu hút các khách du lịch ghé đến. Dưới đây là top 7 tòa nhà cao nhất thế giới được Topcongty cập nhật cho đến thời điểm hiện tại, cùng tìm hiểu ngay nhé!
Nội dung chính
Danh sách top 7 tòa nhà cao nhất thế giới CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
- Burj Khalifa (Dubai) có độ cao lên đến 828m;
- Tháp Thượng Hải (Trung Quốc) sỡ hữu độ cao 632m;
- Tháp Abraj Al-Bait (Mecca, Saudi Arabia) với độ cao 601m;
- Trung tâm tài chính quốc tế Bình An (Thâm Quyến, Trung Quốc) có độ cao là 592,5m;
- Lotte World Tower (Hàn Quốc) sở hữu chiều cao lên đến 555m;
- Tòa 1 WTC (Mỹ) đã vươn tới độ cao 541m;
- Trung tâm tài chính Quảng Châu CTF (Trung Quốc) cao 530 m.
1. Burj Khalifa (Dubai) – Tòa nhà cao nhất thế giới
Từ khi khánh thành năm 2010 cho đến nay, tòa tháp Burj Dubai, sau mới đổi tên thành Burj Khalifa tại Dubai vẫn đang là tòa nhà cao nhất thế giới. Tuy trải qua hơn thập niên nhưng tính cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một công trình nào có thể phá vỡ kỷ lục của tòa nhà Burj Khalifa.
Tòa tháp cao nhất thế giới Burj Khalifa nằm ở Downtown Dubai, ngay bên cạnh Dubai Mall thuộc tiểu vương quốc Dubai – một trong các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Tòa nhà có tổng cộng 164 tầng, có hình cây kim nhọn được ví là “thành phố thẳng đứng”.
Vậy tòa nhà cao Burj Khalifa cao bao nhiêu mét? Với vốn đầu tư 1,69 tỷ, hơn 12.000 nhân công xây dựng từ tháng 9/2024 đến 2010, Burj Khalifa đã sở hữu độ cao lên đến 828m, đây là một con số rất ấn tượng đối với khách du lịch.
Ngoài ra, công trình này có tổng cộng 1000 căn hộ hạng sang, 49 tầng dành cho văn phòng và một khách sạn. Dưới chân tháp là Downtown Burj Dubai có diện tích rộng đến 202 ha, bao gồm 30.000 ngôi nhà, 9 khách sạn, 1 công viên 24.000m2 và khu mua sắm lớn nhất thế giới Dubai Mall (836.000m2), 1 hồ nước rộng 120.000m2.
2. Tháp Thượng Hải (Trung Quốc) – Tòa nhà cao thứ 2 thế giới
Tòa nhà cao nhất thế giới tiếp theo mà Topcongty muốn nhắc đến, đó chính là Tháp Thượng Hải của Trung Quốc. Sỡ hữu độ cao 632m với tổng cộng 121 tầng, Tháp Thượng Hải đã trở thành điểm đến du lịch đầy hấp dẫn cho người dân trong nước và quốc tế.
Công trình này được hoàn thành vào 2002, cho đến nay đã có hơn 20 năm tồn tại và giữ vững vị trí số 2 trên toàn thế giới. Điểm đặc biệt của Tháp Thượng Hải chính là hệ thống thang máy chạy nhanh nhất với tốc độ là 20,5 m/s, đồng thời có đài quan sát trong nhà – nơi có view đẹp nhất để ngắm toàn thành phố Thượng Hải.
➤ Tham khảo: Top 10 các quốc gia đáng sống nhất thế giới, nên đến một lần
3. Tháp Abraj Al-Bait (Mecca, Saudi Arabia) cao lên đến 610m
Tháp Abraj Al-Bait (Mecca, Saudi Arabia) hay còn có tên gọi khác là Tháp đồng hồ Khách sạn hoàng gia Mecca, thuộc công trình phức hợp chọc trời ở Mecca, Ả Rập Xê Út. Tháp đồng hồ này gây ấn tượng với mặt đồng hồ có đường kính 43m, to gấp 6 lần so với mặt đồng hồ Big Ben, trong đó kim dài và kìm phút có chiều dài là 17 và 23m.
Đỉnh cao của tòa tháp này nằm ở biểu tượng trăng lưỡi liềm được trang bị 26 đèn rọi nhằm phục vụ cho những sự kiện đặc biệt. Vào những dịp này, các dải đèn sẽ rọi thẳng đứng lên bầu trời, khiến tòa tháp lấp lánh giữa bầu trời đêm Makkan.
Được hoàn thành vào năm 2011, Tháp Abraj Al-Bait được đánh giá là công trình có diện tích sàn lớn nhất thế giới với con số là 1,5 triệu m2 và chiều cao là 601m. Xung quanh tòa tháp chính là 6 tòa tháp khác bao gồm các khách sạn, căn hộ cao cấp và khu trung tâm mua sắm sang chảnh.
4. Trung tâm tài chính quốc tế Bình An (Thâm Quyến, Trung Quốc) – Tòa nhà cao lên đến 599m
Trung tâm tài chính quốc tế Bình An còn được biết với cái tên khác là Ping An IFC, là một nhà cao tầng nổi bật với 155 tầng, cao 599m và tọa lạc tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Công trình vĩ đại này được hoàn thành vào năm 2017 và được xếp vào top 4 các tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay.
Trung tâm tài chính quốc tế Bình An được trang bị 33 thang máy hai tầng, có tốc độ cao nhất lên đến 10 m/s. Trong tòa nhà có văn phòng, khách sạn, trung tâm hôi nghị và trung tâm mua sắm. Đặc biệt, toàn bộ trung tâm đều sử dụng 1.700 tấn thép không gỉ 316L, từ đó ngăn chặn tối đa sự ảnh hưởng của thời tiết và gió biển.
Không những thế, trung tâm tài chính quốc tế Bình An còn được Hội đồng Xây dựng Xanh Mỹ cấp giấy chứng nhận LEED Gold về mô hình công trình xây dựng xanh.
➤ Tham khảo: Top 10 những trường đại học tốt nhất thế giới, đáng học nhất
5. Lotte World Tower (Hàn Quốc) – Top 5 tòa nhà cao nhất thế giới
Khi nhắc đến các tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay, Topcongty không thể không nhắc đến Lotte World Tower ở Hàn Quốc. Lotte World Tower được mệnh danh là “vương miện ngọc của Hàn Quốc” với chiều cao lên đến 554m, bao gồm văn phòng, trung tâm thương mại và các khách sạn sang trọng.
Có thể nói điểm thu hút khách du lịch đến với Hàn Quốc là nằm ở tòa nhà cao vị trí thứ 5 trên thế giới – Lotte World Tower. Tòa nhà được thiết kế theo tông màu trắng sáng nhẹ nhàng pha lẫn đường nét của nghệ thuật gốm sứ Hàn Quốc.
Công trình độc đáo này được hoàn thành vào năm 2016, có 123 tầng cao nổi, 6 tầng ngầm và hệ thống thang máy hai tầng vận tốc 600m/phút.
6. Tòa 1 WTC (Mỹ) – Xếp hạng thứ 6 trong danh sách tòa nhà cao nhất thế giới
Cao nhất Tây bán cầu và tọa lạc trên nền Tháp Đôi Mỹ, công trình Tòa 1 WTC hay còn gọi là tháp Tự Do (Freedom Tower) sở hữu chiều cao lên đến 555m và trở thành biểu tượng mới của New York, thu hút đông đảo khách du lịch tham quan.
Tòa 1 WTC được đầu tư 3,9 tỷ USD, bao gồm 104 tầng, 5 tầng hầm, đài quan sát, tháp anten, diện tích sàn 325.279 m2 và được hoàn thành vào năm 2014. Phần lớn nơi đây được tận dụng để làm văn phòng cho thuê cho các công ty về truyền thông, quảng cáo và công nghệ.
Đến với Tòa 1 WTC, bạn sẽ được tham quan Đài quan sát Một thế giới và sử dụng bảng tương tác với 10 màn hình để nghe thuyết minh. Mặc khác, ở vị trí này, bạn sẽ thấy được cột sáng xanh ở đài tưởng niệm vụ tấn công 11-9.
7. Trung tâm tài chính Quảng Châu CTF (Trung Quốc) – Đứng vị trí thứ 7 trong top các tòa nhà cao nhất thế giới
Trung tâm tài chính Quảng Châu CTF (Trung Quốc) có tổng cộng 111 tầng trên, 5 tầng dưới mặt đất, cao 530m và được hoàn thành vào năm 2016. Đây là tòa nhà tiếp theo mà Topcongty muốn giới thiệu đến các bạn vì công trình này có khá nhiều điểm ấn tượng và mới lạ.
Nằm ở trung tâm Trung Quốc, công trình này không những có trung tâm mua sắm quy mô lớn, mà còn sở hữu hàng trăm khu văn phòng và căn hộ cho thuê khác. Trung tâm tài chính Quảng Châu CTF là một phần của Tháp đôi Quảng Châu, thuộc sở hữu của Chow Tai Fook Enterprises – một trong những thang máy nhanh nhất thế giới có tốc độ tối đa lên đến 20 m/s.
➤ Tham khảo: Top 10 rapper nổi tiếng nhất thế giới sở hữu lượng fan “khủng”
Hy vọng bài viết về top 7 tòa nhà cao nhất thế giới của Topcongty sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho bạn. Tuy công trình Landmark 81 của Việt Nam chưa lọt top thế giới nhưng ở tương lai, dự án The Metropole Thủ Thiệm dự kiến sẽ đạt đến 88 tầng, đưa nước ta lên một tầm cao mới.
Các câu hỏi thường gặp về tòa nhà cao nhất thế giới
- Top 7 các tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay là tòa nhà nào?
Top 7 các tòa nhà cao nhất thế giới hiện nay là Burj Khalifa (Dubai); Tháp Thượng Hải (Trung Quốc); Tháp Abraj Al-Bait (Mecca, Saudi Arabia); Trung tâm tài chính quốc tế Bình An (Thâm Quyến, Trung Quốc); Lotte World Tower (Hàn Quốc); Tòa 1 WTC (Mỹ); Trung tâm tài chính Quảng Châu CTF (Trung Quốc).
- Top 7 các tòa nhà nào cao nhất tính đến 2023?
Burj Khalifa (Dubai); Tháp Thượng Hải (Trung Quốc); Tháp Abraj Al-Bait (Mecca, Saudi Arabia); Trung tâm tài chính quốc tế Bình An (Thâm Quyến, Trung Quốc); Lotte World Tower (Hàn Quốc); Tòa 1 WTC (Mỹ); Trung tâm tài chính Quảng Châu CTF (Trung Quốc) là top 7 các tòa nhà nào cao nhất tính đến 2023.
- Các tòa nhà cao nhất thế giới nằm ở đâu?
Bạn vui lòng kéo lên trên để xem thông tin chi tiết về những nơi sở hữu tòa nhà cao nhất hiện nay nhé.