Thứ hai, Tháng mười hai 30, 2024
spot_imgspot_img
HomeVăn hóaTop 8 vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam bạn...

Top 8 vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam bạn nên biết

Lịch sử Việt Nam có những vị tướng nào được ca ngợi nhiều nhất? Hãy tìm hiểu ngay Top 8 vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé.

Đi qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, lịch sử Việt Nam đã sinh ra và ghi nhận nhiều vị tướng tài giỏi và lập nhiều chiến công hiển hách cho dân tộc ta. Vậy họ là ai? Bài viết sau đây của Topcongty sẽ giới thiệu đến bạn Top 8 vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam, mời bạn đón đọc nhé.

Danh sách top 8 vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam bạn nên biết:

  1. Ngô Quyền;
  2. Phùng Hưng;
  3. Lý Thường Kiệt;
  4. Hưng Đạo Đại Vương Trần Hưng Đạo;
  5. Quang Trung;
  6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp;
  7. Lê Trọng Tấn;
  8. Nguyễn Chí Thanh.

1. Ngô Quyền (898 – 944) và chiến thắng Bạch Đằng vang dội

Ngô Quyền hay Tiền Ngô Vương là vị vua đầu tiên của nhà Ngô trong lịch sử Việt Nam. Ông sinh ngày 17 tháng 4 năm 898 trong một dòng họ hào trưởng có thế lực ở châu Đường Lâm, Ái Châu.

Vào năm 937, khi Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn sát hại, Ngô Quyền đã dẫn quân ra đánh cho Công Tiễn sợ hãi và phải cầu cứu nhà Nam Hán. Cho đến năm 938, ông đánh chiếm thành Đại La và chính thức tiêu diệt Kiều Công Tiễn.

Thành tích vang danh nhất của ông có thể kể đến là trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938, đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Lợi dụng địa thế thủy triều lên xuống, Ngô Quyền đã cho quân lính của mình đóng cọc bằng sắt nhọn xuống đáy sông Bạch Đằng.

Khi triều cường, nước sẽ dâng lên che lấp bãi cọc hoàn toàn. Lúc này, Ngô Quyền đã dụ địch lọt vào trận địa mai phục của quân ta và xuất trận tiêu diệt hoàn toàn quân Nam Hán. Sau thành công vang dội này, ông trở thành vị vua sáng lập ra nhà Ngô vào mùa xuân 939 và xưng là Ngô Vương.

2. Phùng Hưng (791) – Thần vua của người Việt

Phùng Hưng có tên đầy đủ là Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng được sinh ra ở thôn Cam Lâm, xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây. Trước sự cai trị của nhà Đường, ông đã đứng lên và tập hợp các anh hùng hào kiệt trong cả nước để giành lại giang sơn.

Sở dĩ ông làm vậy là vào thời điểm đó, lợi dụng lúc triều đình nhà Đường ở Trung Quốc ngày càng suy yếu thì bọn cai trị ở An Nam đã không ngừng vơ vét và bóc lột người dân thậm tệ. Trước sự căm hận chính sách thống trị của nhà Đường lúc bấy giờ và nhân dịp lúc quân lính ở Tống Bình nổi loạn, ông đã phát động cuộc khởi nghĩa lớn để chống chính quyền.

Cuộc khởi nghĩa này đã nhận được nhiều sự hưởng ứng từ người dân khắp miền đất Giao châu. Ba anh em Phùng Hưng, Phùng Hải và Phùng Dĩnh làm chủ Đường Lâm, xây dựng thành căn cứ và chia quân trấn giữ những nơi hiểm yếu.

Nhờ đó mà Cao Chính Bình – tướng nhà Đường tấn công nhưng không thể làm gì được. Cho đến tháng 4/791, Phùng Hưng đem quân vây đánh thành Tống Bình (Hà Nội) khiến quân địch chết nhiều và thành công chiếm lĩnh thành trì và vào phủ Đô hộ. Sau khi mất, ông được suy tôn là Bố Cái Đại Vương.

3. Lý Thường Kiệt (1019 – 1105) – Công thần số một của nhà Lý

Lý Thường Kiệt là người có công lao bậc nhất đối với triều đại nhà Lý nói riêng và quốc gia Đại Việt nói chung. Ông tên thật là Ngô Tuấn, người phường Thái Hòa của thành Thăng Long và làm quan nhà Lý trải qua 3 triều Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông.   

Nói về tài đối nội và đối ngoại, ông là nhân vật số một và thường góp công lớn trong việc đánh bại quân địch. Cụ thể là vào năm 1075 – 1077, Lý Thường Kiệt đã thành công đánh bại quân nhà Tống và được triều đình ban thưởng hậu hĩnh.

Trong quân sự, Lý Thường Kiệt là bậc đại danh tướng, là linh hồn của những chiến công lớn nhất lịch sử nước nhà trong thế kỷ thứ XI. Trong chính trị, Lý Thường Kiệt là đấng đại danh thần, là chỗ dựa tin cậy và vững chắc của nhà Lý, nhất là dưới thời trị vì của Hoàng Đế Lý Nhân Tông (1072-1127). Trong lịch sử văn học, Lý Thường Kiệt là cây đại bút, tác giả của Nam quốc sơn hà – áng hùng thi có giá trị thiêng liêng như bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước nhà.

4. Hưng Đạo Đại Vương Trần Hưng Đạo (1230 – 1300) – Anh hùng dân tộc

Hưng Đạo Đại Vương Trần Hưng Đạo sinh vào khoảng đầu thế kỷ XIII ở Thanh Hòa, ông là một trong những vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam với tài quân sự, ngoại giao và chính trị kiệt xuất. Trần Hưng Đạo đã góp phần không nhỏ vào việc giữ vững độc lập và chủ quyền đất nước Việt Nam ở các cuộc chiến chống quân xâm lược.

Được biết, ông thuộc gia đình quan tộc giàu có, được đào tạo bày bản trong môi trường học thuật nên Trần Hưng Đạo không những thông thạo nhiều ngôn ngữ mà còn có tài văn chương. Tên tuổi và sự nghiệp của ông đã được tôn vinh bằng nhiều tên gọi khác nhau, như “Đại tướng quân”, “Thần đồng ngoại giao”, “Tử đạo hào kiệt”

Với ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông từ 1257 – 1288, ông đã góp công lao không hề nhỏ đối với triều đại nhà Trần. Ông mất ngày 5/9/1300 và thọ hơn 70 tuổi.

5. Quang Trung (Nguyễn Huệ, 1753 – 1792) và lời hịch vang vọng núi sông

Quang Trung sinh năm 1753, có tên thật là Nguyễn Huệ, là vị vua thứ hai của nhà Tây Sơn xưng hiệu là Quang Trung Hoàng Đế hay Bắc Bình Dương. Ông chính thức trở thành nhà lãnh tụ kiệt xuất trong phong trào nông dân thế kỷ XVIII từ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.

Vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, chỉ trong vòng 5 ngày đầu xuân, Quang Trung cùng với đạo quân Tây Sơn đã quét sạch 29 vạn quân Thanh đang “ngủ trọ” tại Bắc Hà, khiến tướng giặc Sầm Nghi Đống phải treo cổ tự tử cùng nhiều bộ hạ thân tín khác, từ đó làm nên chiến công hiển hách nhất trong lịch sử Việt Nam.

Quang Trung mất vào năm 1972, tuy ông chưa kịp thực hiện hoài bão đòi lại vùng đất đã mất vào tay phương Bắc nhưng đã để lại không ít chiến công lớn giúp đẩy lùi đại quân xâm lược.

6. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013) – Vị tướng huyền thoại

Nói về top 8 những vị tướng giỏi nhất lịch sử Việt Nam, Topcongty không thể không nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Đại tướng đầu tiên và Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông là người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không những được người dân trong nước yêu mến, kính trọng mà còn được bạn bè quốc tế ngưỡng mộ. Có thể nói, ông là niềm tự hào của các thế hệ chiến sĩ, cán bộ.

Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 tại tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước. Ông chính là người đã chỉ huy Quân đội nhân dân Việt Nam đánh thắng hai đế quốc lớn (Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ) của thế kỷ 20. Trong đó, nổi bật là Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (năm 1954) và Chiến dịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (năm 1975).

Không những thế, Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn được sử sách thế giới đánh giá là một trong những vị tướng lừng danh nhất của lịch sử nhân loại.

7. Lê Trọng Tấn (1914 – 1986) – Vị tướng tài của quân đội Việt Nam

Đại tướng Lê Trọng Tấn có tên thật là Lê Trọng Tổ, sinh ngày 1/10/1914 ở tỉnh Hà Tây. Ông bắt đầu tham gia Việt Minh từ năm 1944 và làm công tác địch vận tại khu vực Hoàng Mai – Hà Nội. Sau đó trở thành thành viên trong ủy ban chuẩn bị khởi nghĩa tỉnh Hà Đông phụ trách quân sự vào tháng 8/1945.

Là một trong những vị tướng đánh trận giỏi nhất Việt Nam hồi đó, Lê Trọng Tấn đã bắt sống tướng De Castries trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1975) và Dương Văn Minh ở Dinh độc lập. Đúng như Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận xét: “Tướng Lê Trọng Tấn là một trong những tư lệnh chiến dịch, chỉ huy tác chiến hiệp đồng binh chủng giỏi nhất của Quân đội ta”.

8. Nguyễn Chí Thanh (1914 – 1967) – Vị tướng được Bác Hồ đặt tên

Từ khi mới chỉ 14 tuổi, ông Nguyễn Chí Thanh đã tham gia các hoạt động cách mạng và những cuộc đấu tranh chống áp bức dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông có tên thật là Nguyễn Vinh, sinh ngày 1/1/1914 trong một gia đình nghèo ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sở dĩ ông có cái tên Nguyễn Chí Thanh là do chính Bác Hồ đặt tên tại Quốc dân Đại hội Tân Trào vào tháng 8/1945, từ đó cái tên này đã trở thành một phần lịch sử của Cách mạng Việt Nam.

Trong quá trình hoạt động cách mạng, ông đã trải qua nhiều nhà lao của thực dân Pháp từ Huế, Lao Bảo cho đến Buôn Mê Thuột và vượt ngục thành công. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được cử vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và giữ chức Bí thư Xứ ủy Trung Kỳ.

Một số cương vị quan trọng của Nguyễn Chí Thanh sau ngày toàn quốc kháng chiến như:

  • Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên.
  • Bí thư Phân khu ủy Bình-Trị – Thiên.
  • Bí thư Liên khu ủy Liên khu 4.
  • Phó Bí thư Tổng Chính ủy.
  • Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Bộ Tổng Tư lệnh.

Bài viết trên đây là top 8 vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam mà bạn có thể tham khảo và tìm hiểu nhé. Hy vọng kiến thức này sẽ hữu ích dành cho bạn. 

Câu hỏi về vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam bạn nên biết

1. Top 8 vị tướng nào giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam?

Top 8 vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam: Ngô Quyền; Phùng Hưng; Lý Thường Kiệt; Hưng Đạo Đại Vương Trần Hưng Đạo; Quang Trung; Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Lê Trọng Tấn; Nguyễn Chí Thanh.

2. Ai là những vị tướng giỏi nhất và lập nhiều chiến công trong lịch sử Việt Nam?

Ngô Quyền; Phùng Hưng; Lý Thường Kiệt; Hưng Đạo Đại Vương Trần Hưng Đạo; Quang Trung; Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Lê Trọng Tấn; Nguyễn Chí Thanh là những vị tướng giỏi nhất và lập nhiều chiến công trong lịch sử Việt Nam.

3. Top 8 vị tướng giỏi nhất Việt Nam gồm những ai?

Top 8 vị tướng giỏi nhất Việt Nam bao gồm: Ngô Quyền; Phùng Hưng; Lý Thường Kiệt; Hưng Đạo Đại Vương Trần Hưng Đạo; Quang Trung; Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Lê Trọng Tấn; Nguyễn Chí Thanh.

Cùng chuyên mục
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Tham khảo thêm