Thứ Hai, Tháng Tư 29, 2024
spot_imgspot_img
HomeVăn hóaTop 8 những vị tướng giỏi nhất thế giới, rất đáng ngưỡng...

Top 8 những vị tướng giỏi nhất thế giới, rất đáng ngưỡng mộ

Thế giới đã trải qua vô số cuộc chiến tranh, được dẫn dắt bởi các vị tướng lừng lẫy ghi danh lịch sử. Cùng điểm qua Top 8 những vị tướng giỏi nhất thế giới nhé!

Thế giới đã trải qua hàng vạn năm lịch sử, để đạt được sự hòa bình như ngày nay loài người đã phải trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc. Chiến tranh gây ra nhiều mất mát, đau thương, nhưng cũng chính là điều kiện để những anh hùng vĩ đại trên thế giới xuất hiện và thể hiện bản lĩnh của mình. Hãy cùng Topcongty tìm hiểu top 8 những vị tướng giỏi nhất thế giới, rất đáng ngưỡng mộ nhé.

Sau đây là danh sách top 8 những vị tướng giỏi nhất thế giới được cả nhân loại tôn kính và luôn tưởng nhớ:

  1. Alexander Đại đế; 
  2. Thành Cát Tư Hãn; 
  3. Napoleon Bonaparte; 
  4. Hannibal Barca; 
  5. Julius Cesar; 
  6. Trần Hưng Đạo;  
  7. Oliver Cromwell; 
  8. Mikhain Kutuzov.

1. Alexander Đại đế (20/07/656 TCN – 11/06/323 TCN) – Vị tướng giỏi nhất thế giới

Cho đến ngày nay, người ta vẫn tỏ lòng kính trọng mỗi khi tưởng nhớ về Alexander Đại đế – Ngài như một vị Thánh bước ra từ những câu chuyện thần thoại và là một vị tướng giỏi nhất thế giới. Alexander Đại đế có tên la tinh là Alexander Magnus, là quốc vương thứ 14 của Vương Quốc Macedonia cổ đại. Ông mang trong mình dòng máu và tinh thần của một chiến binh xuất chúng và là con trai của Hoàng đế Philip II và Hoàng hậu Olympias. 

Alexander Đại đế lên ngôi vua từ năm 20 tuổi và trị vị trong 12 năm. Trong những năm tháng tại vị, Alexander Đại đế đã thống lĩnh đội quân của mình càn quét chân trời góc bể, gần như bách chiến bách thắng, thống nhất toàn cõi Hy Lạp và mở rộng Hy Lạp thành một đế quốc lớn nhất thế giới thời bấy giờ. Ông cũng đã tiêu diệt đế chế Ba Tư cổ đại hùng mạnh, sau đó các vùng đất tiểu Á, Serbia, Ai Cập và Lưỡng Hà lần lượt bị khuất phục trước vó ngựa của ông.

Một trong những trận đánh vang dội nhất và cũng thể hiện rõ nhất tài cầm quân của ông là trận đánh với vua Ba Tư vào năm 331 TCN, lịch sử cổ đại ghi chép lại rằng ông chỉ có khoảng 40.000 quân nhưng đã đánh thắng hàng vạn quân Ba Tư.

2. Thành Cát Tư Hãn (1162 – 1227) – Nhà quân sự lỗi lạc 

Thành Cát Tư Hãn tên thật là Thiết Mộc Chân, là con trai của vị tướng tài năng Dã Tốc Cai. Thành Cát Tư Hãn là một nhà quân sự lỗi lạc và có sức ảnh hưởng lớn trong lịch sử thế giới và được người Mông Cổ kính trọng. Năm 1206, Thành Cát Tư Hãn sáng lập ra đế quốc Mông Cổ sau khi tập hợp các bộ lạc ở vùng Đông Bắc Á. 

Thành Cát Tư Hãn được biết đến là một thiên tài quân sự và là một chính trị gia xuất sắc, sự nghiệp nhà binh của ông gắn liền với hơn 60 trận chiến lớn, ông đã chinh phạt được hơn 32 triệu kilomet vuông đất đai (gấp 3 lần diện tích Trung Quốc ngày nay), nhiều hơn bất cứ nhân vật nào trong lịch sử thế giới. Trải qua hơn 20 năm chinh chiến đẫm máu, ông hủy diệt hơn 40 quốc gia, khiến hơn 700 dân tộc phải quy phục, tạo ra đế quốc trải dài gần như toàn bộ lục địa Á –  Âu. Ngoài ra, ông còn nổi tiếng là một người có dã tâm và rất tàn ác, trong các trận chiến ngay cả khi đối thủ bỏ chạy, ông vẫn ra lệnh cho đội quân của mình đuổi theo và chắc chắn rằng kẻ địch đã bị giết.

3. Napoleon Bonaparte (1769 – 1821) – Vị tướng gây tranh cãi nhất lịch sử thế giới

Napoleon Bonaparte được sinh ra trên một hòn đảo có tên Corsica thuộc địa phận Ý, nhưng sau này lại bị chính quyền bán cho Pháp. Ông tốt nghiệp trường quân sự vào tháng 9 năm 1785, sau chiến thắng trong trận chiến chiếm đóng Toulon (Pháp) năm 1793, ông đã được phong chức thiếu tướng. Năm 1804 ông trở thành hoàng đế Pháp và cai trị hơn 10 năm. Napoleon được đánh giá là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng và gây tranh cãi nhất lịch sử thế giới.

 

Năm 1796 ông cùng đoàn quân hơn 43.000 người thiếu thốn vật tư nhưng rạo rực tinh thần chiến đấu tấn công Áo. Năm 1805 ông cùng hơn 75.000 quân lính đánh thắng hơn 90.000 quân liên minh Áo – Nga. Sau 5 năm chính chiến, ông chinh phạt hầu như toàn bộ châu Âu. 

Napoleon được coi là thần chiến tranh vì khả năng tạo ra những trận đánh chớp nhoáng cùng cách dụng binh khó lường mà không một vị tướng nào dám nghĩ đến. Tuy không thể xâm chiếm Ai Cập và phải nếm mùi thất bại trước đội quân Nga nhưng không ai có thể phủ nhận tài năng cũng như phong thái của Napoleon.

4. Hannibal Barca (247 TCN – 183 TCN) – Kẻ thù vĩ đại của Rome

Hannibal Barca là vị tướng nổi tiếng, được mệnh danh là kẻ thù vĩ đại của Rome. Ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống quân đội ở Carthage (Tunisia ngày nay) và sống trong suốt thời kỳ nổi loạn ở Địa Trung Hải. Thời bấy giờ đế chế La Mã đang lớn mạnh, họ thiết lập quyền lực ở khắp mọi nơi và khai chiến với các nước láng giềng. 

Năm 218 – 202 TCN, Hannibal tiếp quản quân đội của cha ở tuổi 25 và hứa sẽ không bao giờ đầu hàng trước La Mã. Ông đã hủy diệt nhiều quân đội La Mã trong nhiều cuộc giao tranh bao gồm những trận chiến như Trebia, Trasimene và Cannae. Sau các trận chiến, nhiều nước đồng minh với La Mã cũng bắt tay với Hannibal khi ông hứa sẽ đem lại tự do và một chính quyền tự trị. 

Hannibal Barca duy trì một đạo quân tại Ý trong hơn một thập kỷ, không để thua bất kỳ trận lớn nhỏ nào nhưng cũng không thể chiếm La Mã hay bắt họ thỏa thuận bất kỳ hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên trong trận Zama, ông cùng đội quân của mình đã bị khuất phục trước chiến thuật du kích của La Mã và bị ép đi lưu đày, sau đó để bảo toàn danh dự ông đã uống thuốc độc tự sát. Tuy không thể giành chiến thắng nhưng ông vẫn là nhà chiến thuật tài ba nhất trong lịch sử ở Carthage.

5. Julius Cesar (100 TCN – 44 TCN) – Vị tướng vĩ đại được muôn người kính nể

Julius Cesar tên đầy đủ là Gāius Jūlius Caesār, được sinh ra ở Subura, Rome (La Mã) trong một gia đình quý tộc. Ông lớn lên trong thời kỳ hỗn loạn của La Mã nhưng không theo phe nào mà quyết định rời La Mã để gia nhập quân đội và từ đó viết lên trang sử hào hùng của chính mình.

Các thành tích của Julius Cesar có thể kể đến như: Công cuộc xây đắp thành lũy ở Alesia trong cuộc chiến xứ  Gaul; chiến thắng không ai ngờ tới trước đội quân đông đảo hơn gấp nhiều lần của Pompey ở Pharsalus; hay tiêu diệt vua Pharnaces trong trận Zela…

Năm 69 TCN Julius Cesar  quay lại La Mã, được bầu làm Quan coi quốc khố, sau đó lần lượt làm quan thị chính năm 65 TCN, pháp quan năm 62 TCN. Năm 60 TCN ông được bầu làm quan chấp  chính tối cao vào năm của Đế quốc La Mã; sau đó được bầu làm thống đốc xứ Gaul.

Suốt tám năm ông đã chinh phạt và sáp nhập toàn bộ lãnh thổ nước Pháp và Bỉ ngày nay vào đế chế La Mã. Ông có một khẩu hiệu rất hòa đồng với đội quân của mình là đồng cam cộng khổ, ông ăn cơm cùng đội quân, uống rượu chua cùng binh lính hay từ chối ngủ trong lều để ngủ cùng với mọi người ngoài trời giá rét, điều này giúp đội quân của ông kính nể ông. 

Julius Cesar đóng vai trò quan trọng trong những sự kiện dẫn tới sụp đồ Cộng hòa La Mã và Đế chế La Mã ra đời. Ông luôn mong muốn một cuộc sống tốt đẹp cho nhân dân và đó cũng là lý do giới quý tộc đã ám sát ông vào năm 44 TCN, đánh dấu sự kết thúc của Cộng Hòa La Mã.

6. Trần Hưng Đạo (1228 – 1300) – Vị tướng Việt Nam vang danh thế giới

Hưng Đạo đại vương – Trần Hưng Đạo, tên thật là Trần Quốc Tuấn. Ông là người quân sư, nhà ngoại giao và nhà chính trị gia kiệt xuất của triều đại nhà Trần. Ông là người đóng góp không nhỏ vào việc giữ trọn vẹn lãnh thổ, sự hòa bình, độc lập chủ quyền của đất nước ta trước quân xâm lược nhà Minh và các nước láng giềng. Trần Hưng Đạo không chỉ vị tướng tài giới nhất Việt Nam mà còn là người Việt Nam duy nhất ghi danh vào top những vị tướng giỏi nhất thế giới.

Năm 1257, quân Mông Nguyên lần đầu xâm lược nước ta, ông được cử đi trấn giữ biên cương phía bắc, cũng từ đây danh xưng Bình Bắc Đại Nguyên Soái của ông được vang dội toàn thế giới. Một trong những kế sách hay nhất của ông là kế “Vườn không nhà trống” ở Thăng Long thành vào năm 1258, làm quân địch cạn kiệt lương thực để rồi sau đó dẹp tan tác khiến chúng phải chạy về nước. Năm 1285 sau khi đánh bại quân Hồ và giành thắng lợi, ông tiếp tục đánh bại quân Mông Nguyên đang tấn công Đại Việt. 

Năm 1287, quân Mông Nguyên lại chia thành nhiều ngã để tấn công nước ta lần nữa, Trần Hưng Đạo đã vạch ra trận thủy chiến chấn động thế giới tại Kế Bản, hơn 8 vạn quân địch chết hoặc bị bắt, quân Nguyên Mông đã tổn thất hàng trăm tàu chiến. 

Trần Hưng Đạo không chỉ là một vị tướng tài ba, mà cũng là một nhà thơ văn nổi tiếng. Đến nay, ông đã để lại cho con cháu những bài thơ ca hay điển hình là Hịch tướng sĩ, 2 bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn kiếp Tông bí truyền thể…

➤ Tham khảo: Top 8 vị tướng giỏi nhất trong lịch sử Việt Nam bạn nên biết

7. Oliver Cromwell (1599 – 1658) – Thiên tài quân sự bậc nhất nước Anh

Oliver Cromwell là thiên tài quân sự kiệt xuất bậc nhất của Anh quốc, được sinh ra và lớn lên tại Huntingdon – miền đông nước Anh. Ông hoàn toàn mờ nhạt cho đến năm 40 tuổi, khi ông được bầu vào hội đồng dân biểu ở Cambridge và tham gia vào cuộc nội chiến. 

Mùa thu năm 1642, xung đột vũ trang giữa nghị viện và quân Hoàng gia bùng nổ, ông tham gia vào trận chiến này và đóng góp công sức không nhỏ vào chiến thắng. Năm 1646 Oliver mới thành công trong công cuộc dập tắt kháng cự cuối cùng của Hoàng gia ở Devon và Cornwall. Ông là người thứ ba ký vào lệnh tử hình vua Charles đệ nhất, chấm dứt nội chiến dài ở Anh quốc. 

Năm 1653, ông giải tán tân nghị viện Rump bằng vũ lực, sau đó thành lập nghị viện Barebone trước khi trở thành Huân tước bảo hộ của Anh, Scotland và Ireland. Với các cống hiến của mình, ông đóng vai trò cục kỳ quan trọng trong việc thành lập nền cộng hòa ở Anh. Cromwell là một nhân vật gây tranh cãi trong giới nghiên cứu lịch sử nước Anh khi một số cho rằng ông là kẻ độc tài, phạm tội giết vua, nhưng số khác lại cho rằng ông là người anh hùng của sự tự do và dân chủ.

8. Mikhain Kutuzov (1745 – 1813) – Vị tướng ưu tú của nước Nga

Nhắc đến các vị tướng giỏi nhất thế giới không thể không kể đến Mikhain Kutuzov. Ông là nhà quân sư, chính khách và nhà ngoại giao của nước Nga Sa Hoàng. Ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ khả năng hiếu học và sự ưu tú của mình, ông thông thạo nhiều ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng La Tinh, tiếng Thổ, tiếng Anh, tiếng Thụy Điển và Ba Lan. 

Trong trận chiến với quân Thổ Nhĩ Kỳ năm 1774, Kutuzov bị một viên đạn bắn sượt qua thái dương, phá đi thùy trán phải và một con mắt của ông. Năm 1784 ông quay lại quân ngũ tham gia vào cuộc chiến Nga – Thổ Nhĩ Kỳ năm 1787 – 1792 và giành lại được các vùng Ochakov, Akkerman, Kaushany và Ismail. Năm 1812 ông làm chỉ huy trưởng quân đội Nga trong cuộc chiến Nga – Pháp qua đó giúp Nga đánh bại một trong những vị tướng giỏi nhất Thế giới – Napoleon. Chiến thắng này  tạo bước ngoặt cho vua Napoleon gây chiến tranh trên toàn cõi châu Âu. 

Sau chiến thắng trong trận chiến Nga – Pháp, Mikhain Kutuzov được phong làm công tước xứ Smolensk, không lâu sau đó ông qua đời vào năm 1813. 

Đến năm 1973, chính quyền Liên Bang xô viết đã xây dựng bia tưởng niệm Kutuzov tại thủ đô Moskva, ngoài ra một huân chương chiến đấu của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh  Xô – Đức (1941 – 1945) cũng được đặt theo tên ông.

Top 8 những vị tướng giỏi nhất thế giới mà Topcongty nhắc đến trong bài đều là những anh hùng vĩ đại. Dù đã không còn, nhưng tên tuổi của các vị tướng này vẫn vang danh cho tới ngày nay.

Những câu hỏi liên quan đến những vị tướng giỏi nhất thế giới

1. Top 8 những vị tướng giỏi nhất thế giới là ai?

Top 8 những vị tướng giỏi nhất thế giới là: Alexander Đại đế; Thành Cát Tư Hãn; Napoleon Bonaparte; Hannibal Barca; Julius Cesar; Trần Hưng Đạo;  Oliver Cromwell; Mikhain Kutuzov.

2. Vị tướng nào của Việt Nam được công nhận là một trong những vị tướng giỏi nhất thế giới? 

Trần Hưng Đạo – Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là người Việt Nam được ghi danh vào những trang lịch sử hào hùng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới.

3. Vị tướng nào uống thuốc độc tự sát khi thất bại trước đội quân La Mã hùng mạnh?

Hannibal Barca là vị tướng đã uống thuốc độc tự sát để bảo toàn danh dự sau thất bại trước đội quân La Mã.

Cùng chuyên mục
- Advertisment -spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Tham khảo thêm